25 điều giúp mẹ dạy con ngoan

Dạy trẻ cách ngồi vào bàn ăn lịch sự, biết sử dụng đũa, thìa và các vật dụng khác đúng cách

Muốn học tốt và thành tài các mẹ không chỉ phải giáo dục kiến thức cho con mà nên dạy bé biết thêm các bài học cuộc sống. Những cách ứng xử thường ngày.

Để dạy trẻ cách ứng xử tốt là một điều vô cùng cần thiết mà các bậc cha mẹ cần lưu ý. Tuy nhiên các bậc phụ huynh cần là một tấm gương tốt cho con trẻ học theo.

Dưới đây chúng tôi đưa ra 25 điều để mẹ nuôi dạy con thành con ngoan.

Khi trẻ muốn yêu cầu điều gì, hãy dạy con nói lễ phép “được không ạ”
Luôn biết nói “cảm ơn” khi nhận được bất kì thứ gì
Dạy trẻ không được cắt ngang lời người lớn trừ khi đó là một trường hợp khẩn cấp. Người lớn hãy giải thích cho trẻ biết rằng chen ngang vào cuộc nói chuyện của người khác là một thói quen xấu, nếu trẻ muốn nói gì hãy đợi người lớn nói chuyện xong.
Nếu trẻ muốn can thiệp vào câu chuyện đang dở của người lớn hoặc muốn thu hút sự chú ý, mẹ hãy dạy trẻ nói một cách lịch sự như “mẹ ơi cho con hỏi một chút thôi”, “mẹ ơi con có chuyện muốn nói”….Đây là phương pháp dạy con mẹ nên biết.
Dạy trẻ không được phép tự ý sử dụng đồ của người khác khi chưa được phép. Hãy nói với trẻ rằng việc tùy tiện sử dụng đồ mà chưa nhận được sự đồng ý của chủ nhân là một hành động bất lịch sự, và có thể gây hiểu nhầm là trộm đồ. Nếu con muốn sử dụng hoặc tò mò về bất cứ thứ gì của ai đó, con cần phải xin phép.
Không được nói những từ ngữ tiêu cực, bất lịch sự trước mặt người lớn tuổi. Hãy dạy con “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, trẻ cần phải biết sử dụng ngôn ngữ tích cực, ngoan ngoan để đối thoại bởi người khác có thể đánh giá phẩm chất và đức hạnh của con qua từng câu nói.
Cách nuôi dạy trẻ ngoan là dạy trẻ không bao giờ được phép nhận xét, đánh giá, chê bai về người khác. Người lớn hãy giải thích cho trẻ thiểu rằng tất cả mọi người đều có lòng tự trọng và không được làm tổn thương điều đó, nếu con phán xét họ thì chắc chắn con cũng sẽ trở thành nạn nhân để người khác đánh giá.
Nếu có ai hỏi thăm con về tình hình sức khỏe, học tập… thì phải lịch sự trả lời và không được quên hỏi lại họ những điều tương tự.
Nếu con được mời đến nhà bạn chơi, hãy dặn trẻ cảm ơn bố mẹ của bạn vì đã có lòng tốt.
Trước khi vào phòng hoặc nhà của người khác phải gõ cửa và xin phép mới được vào.
Khi nhận điện thoại, mẹ nên dạy trẻ tự giới thiệu bản thân trước và biết đưa điện thoại cho người cần nghe.
Trước các món quà trẻ được nhận, hãy dạy con tỏ thái độ tích cực và luôn nói và viết lại lời cảm ơn.
Không dùng tiếng lóng hay nói bậy trước mặt người lớn tuổi.
Dạy trẻ không được đặt biệt danh xấu cho bạn bè hay người khác, không được gọi bạn bè cùng trang lứa bằng những cái tên thô tục vì đó là một hành động không hay.
Luôn tốt bụng và lịch sự với tất cả mọi người. Không được lấy người khác ra làm trò đùa cho mình, vì đây là một việc làm tàn nhẫn. Đây là phương pháp dạy trẻ ngoan mà mẹ nên chú ý.
Dạy trẻ cách ngồi vào bàn ăn lịch sự, biết sử dụng đũa, thìa và các vật dụng khác đúng cách
Nếu chẳng may va hay đụng vào người khác, phải biết nói xin lỗi.
Phải che miệng khi ngáp hoặc hắt xì ở nơi công cộng
Dạy trẻ biết mở cửa cho người lớn tuổi. Những hành động tuy nhỏ nhưng đáng yêu của trẻ sẽ tạo ấn tượng tốt với mọi người.
Khi đi ngoài đường, nếu trẻ bắt gặp người lớn tuổi đang vất vả làm một việc gì đó, hãy dạy con biết hỏi thăm xem họ có cần sự giúp đỡ hay không.
Khi người lớn yêu cầu làm việc gì, con nên có thái độ kính trọng và vui vẻ làm việc đó
Khi nhận được sự giúp đỡ từ ai đó, hãy dạy con luôn biết nói câu “cảm ơn”
Nếu trẻ cảm thấy buồn chán vì một việc gì đó, hướng dẫn trẻ phải biết kiên nhẫn và không nên đưa ra những lời nhận xét thiếu tế nhị.
Luôn có một chiếc khăn khi đang ăn, hướng dẫn trẻ không được dùng tay để lau mũi, lau mồm, hay bôi tay có dính bẩn vào quần áo, đồ đạc.
Khi đi ăn ngoài, không được tự tiện lấy bất cứ một thứ gì trên bàn trừ khi được phép. Đây điều cơ bản trong 9 cách dạy trẻ giỏi ngoan của các mẹ.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *